Chiếc điện thoại di động trở nên tàn tạ thì bạn đừng vội vàng đổ lỗi cho chất lượng của chiếc điện thoại mà bạn đang sử dụng, hãy xem cách bạn đối xử với nó như thế nào mà sau 1 thời gian ngắn nó đã trở nên không những xấu xí mà việc sử dụng cũng không còn được mượt mà như trước.
» Xem thêm: Điện thoại không tiếp nhận sạc và cách xử lý
Bạn vừa sạc điện thoại và sử dụng:
- Bạn nghĩ vừa sạc vừa dùng chỉ làm chai pin thôi sao? Ô không, bạn thiếu rồi. Nút thắt vấn đề ở đây đó là bạn sẽ làm hỏng những linh kiện điện tử vô cùng nhỏ bé và mỏng manh bên trong chiếc smartphone đó.
- Bản thân chiếc điện thoại trong lúc đang sạc cũng đã tỏa ra rất nhiều nhiệt, nếu bạn sử dụng nữa thì điện thoại sẽ phải gánh thêm lượng nhiệt tỏa ra từ màn hình, sẽ gây quá tải đối với chíp xử lý cơ chế tản nhiệt của máy, đặc biệt là khi các sản phẩm gần đây được sử dụng thiết kế nguyên khối chống nước, dồn nén quá nhiều linh kiện vào không gian hẹp để bảo đảm độ mỏng khiến khả năng tản nhiệt của máy cũng kém đi.
Bạn tắm nên cũng muốn cho điện thoại tắm sao?:
- Không ít người tranh thủ chat chit với bạn bè trong lúc đi vệ sinh để tiết kiệm thời gian, vừa nghe nhạc vừa tắm cho có không khí, chuyện này không hiếm thấy tuy nhiên những hành động này rất đáng lên án, là hành động tàn nhẫn với chiếc điện thoại đấy bạn ạ.
- Nếu tay bạn còn ướt rồi cầm vào điện thoại, hay chẳng may làm rơi xuống nền nước lênh láng, có người còn làm rơi điện thoại vào bồn cầu nữa kìa, điện thoại sẽ chẳng bao lâu mà nói lời chia tay với bạn.
- Bạn cũng đừng dại dột mà ỉ lại điện thoại mình có chức năng chống nước nhé. Vâng, nó chỉ chống nước thôi chứ không chống hơi nước. Trong một số phòng tắm nước nóng, hơi nước bốc lên, vào trong máy và ngưng tụ trong đó, trên màn hình, trên bo mạch chủ, đúng là thê thảm rồi.
.Không dùng tấm dán bảo vệ hoặc vỏ case
.
- Nhìn những vết xước dài trên màn hình điện thoại mà cứ có cảm giác đó là những vết xước trên cơ thể mình vậy. Đó là một số người chủ quan không bảo vệ màn hình điện thoại bằng miếng dán màn hình, để rồi đến khi bị xước lại xót xa hối hận.
- Bạn chăm chút cho mặt tiền của mình thì cũng nên bảo vệ cho mặt tiền của chiếc điện thoại mình đang dùng đi chứ.
Ngày nào cũng dùng đến kiệt pin:
- Công việc của bạn liên quan đến điện thoại nhiều đến mức ngày nào cũng phải dùng cho đến cạn kiệt, không còn một giọt pin nào nữa hay sao vậy? Rồi sau đó bạn lại phải dùng đến bộ “kích” pin hay phải sử dụng dòng điện cao hơn để sạc pin điện thoại.
- Nói cho bạn nghe, nếu bạn cứ để tình trạng này tiếp tục diễn ra thì bạn cũng nên chuẩn bị tiền để sắm một chiếc điện thoại mới là vừa rồi đó.
Hãy cho điện thoại thời gian thư giãn:
- Tất nhiên ngày nào cũng dùng đến kiệt pin là không tốt, nhưng thi thoảng, theo chu kỳ bạn nên xả pin để bảo vệ thời lượng pin. Chu kỳ nghỉ xả hơi của pin thường là 1 tuần 1 lần và xả pin 1 tháng 1 lần. Nếu thực hiện đúng thì độ bền của thiết bị sẽ được đảm bảo hơn rất nhiều.
- Bạn đừng nghĩ máy móc thì có biết mệt đâu mà nghỉ, thực ra máy móc cũng biết mệt đó, biểu hiện qua việc bạn bắt nó phải hoạt động liên tục thì sau một khoảng thời gian máy sẽ thường bị chậm lại, hay bị đứng máy,…
- Theo các chuyên gia, để tối ưu hóa pin trên thiết bị di động người dùng nên có thói quen tắt máy khi không cần thiết nhằm kéo dài tuổi thọ hoặc hạn chế các sự cố trong khi sử dụng.
.Quá dễ dãi với các loại sạc, cáp:
- Khi mua điện thoại bạn đều được kèm theo cục sạc điện thoại chính hãng nên hãy chỉ sạc với đúng cục sạc đó thôi, còn nếu cục sạc của bạn chẳng may bị hư thì hãy ra cửa hàng và mua mới một cục sạc cùng hãng bạn nhé.
- Đừng có mà sử dụng tùm lum các loại sạc, cáp nối cho điện thoại của mình, đó chính là nguyên nhân dẫn tới tình trạng smartphone thường gặp phải những lỗi liên quan đến pin hoặc màn hình cảm ứng chính.
.Bạn vứt điện thoại của mình ở đâu rồi?
- Có những người nhiều lúc còn không biết, không nhớ mình đã “cất” điện thoại ở chỗ nào, rồi cuống cuồng chạy đi tìm khi cần thiết.
- Một vài người khác thì vẫn mang điện thoại bên người nhưng cũng chẳng nâng niu gì, cứ nhét đại vào túi quần lúc ngồi xuống đè lên cũng mặc kệ hay bỏ vào túi áo, có thể bị rơi rớt lúc nào.
- Nhẹ nhàng thì bị trầy nhẹ, nặng hơn thì bị vỡ màn hình, còn không nữa thì bạn được mua điện thoại mới. Chắc bạn cũng chẳng thích thú với chuyện đó lắm đâu, vậy thì hãy chịu khó để tâm đến chiếc điện thoại của mình hơn.