Bỏ trần khuyến mại 20% đang được Bộ TT&TT xem xét. Theo thông tin trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ, tại Hội nghị giao ban Quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) mới đây.
Cục Viễn thông cho biết Cục đang làm việc với Bộ Tài chính đề xuất ban hành giá cước trung bình theo Nghị định 25 và đang nghiên cứu đề xuất của các nhà mạng điều chỉnh mức trần khuyến mại cho thuê bao trả trước từ 20% hiện nay lên 50%.
» Xem thêm: Gói khuyến mãi nội mạng Viettel bạn đã biết chưa?
Thông tư 47/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông:
Trước đó, theo Thông tư 47/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông (có hiệu lực từ ngày 1/3/2018).
Tổng giá trị tối đa của dịch vụ, hàng hóa dùng để khuyến mại trong một chương trình khuyến mại đối với dịch vụ thông tin di động; hàng hóa viễn thông chuyên dùng đối với dịch vụ thông tin di động, phải đảm bảo không vượt quá 20% (đối với thuê bao trả trước) và không vượt quá 50% (đối với thuê bao trả sau).
Thông tư 47/2017 cũng nêu rõ khách hàng thường xuyên của các nhà mạng cũng không nằm ngoài mức trần khuyến mại nói trên.
Quy định chương trình khuyến mại cho khách hàng thường xuyên:
Khi tổ chức khuyến mại giảm giá cho khách hàng thường xuyên, doanh nghiệp di động phải đồng thời tuân thủ quy định đối với chương trình khuyến mại giảm giá.
Thuê bao trả sau:
Khách hàng thường xuyên của dịch vụ thông tin di động được xác định là thuê bao trả sau (bao gồm cả thuê bao chuyển từ trả trước sang trả sau trong thời gian thực hiện chương trình khách hàng thường xuyên).
Thuê bao trả trước:
Thuê bao trả trước đã sử dụng dịch vụ liên tục tối thiểu 1 năm và có tổng cước đã thanh toán kể từ ngày đăng ký thuê bao tối thiểu là 1 triệu đồng.
Sở dĩ Bộ TT&TT đặt hạn mức khuyến mại này là để quản lý chặt chẽ hơn các thuê bao di động trả trước, bảo đảm quyền lợi và thúc đẩy phát triển thuê bao trả sau, hạn chế cuộc gọi rác, tin nhắn rác, đồng thời giúp bảo đảm an toàn, an ninh xã hội.
Bỏ trần khuyến mại 20% đang được Bộ TT&TT xem xét vì sao?
Sau khi áp dụng chính sách, cả 3 nhà mạng lớn là Viettel, VinaPhone và MobiFone cho biết, chính sách siết khuyến mại 20% không tác động nhiều đến việc phát triển thuê bao trả sau.
Trong khi đó, hành vi tiêu dùng của các thuê bao di động trả trước (chiếm khoảng 95% số thuê bao di động của Việt Nam) sụt giảm.
Theo các nhà mạng, theo lẽ thông thường là siết khuyến mại thì có thể doanh thu và lợi nhuận của nhà mạng sẽ tăng khi mà hành vi tiêu dùng của khách hàng không thay đổi.
Thế nhưng, khi áp dụng chính sách khuyến mại thì hành vi tiêu dùng của khách hàng đã thay đổi mạnh và không còn sử dụng nhiều như trước. Điều này ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của tất cả các nhà mạng.