Mẹo tránh bị hack khi mua sắm trên mạng giúp bạn thoải mái shopping mà vẫn giữ mình an toàn.
Vậy các bạn cùng tham khảo qua bài viết sau để biết được những mẹo tránh bị hack khi mua sắm hàng trên mạng nhé!
» Xem thêm: Mua điện thoại thông minh bạn cần lưu ý
Mẹo tránh bị hack khi mua sắm trên mạng:
1. Cẩn thận trước các ứng dụng mua sắm:
Ứng dụng mua sắm giả thường xuyên xuất hiện vào mùa cuối năm. Nếu bạn muốn an toàn, đừng nên tải ứng dụng mua sắm trực tuyến mà nên truy cập trực tiếp vào trang web và mua sắm ở đó.
Còn nếu chọn tải ứng dụng thì nên xem xét từ nguồn cung cấp có uy tín, được xác thực bởi chính công ty hay thương hiệu mà bạn muốn mua.
2. Ưu tiên mua sắm trên các trang web nổi tiếng:
Dù bạn có đang tìm kiếm một mặt hàng độc lạ và khó tìm đến mức nào, hãy ưu tiên chọn nhà cung cấp có uy tín trước đã, thay vì chọn các đơn vị nhỏ lẻ, chưa có nhiều danh tiếng trên thị trường.
Có thể bạn sẽ tìm được thứ mà bạn yêu thích trên các trang web đó, nhưng biết đâu bạn phải trả thêm một khoản tiền lớn hơn để chuộc lại tài khoản của mình.
3. Bảo vệ trình duyệt web bằng các phần mở rộng:
Bạn nên cài đặt các trình chặn quảng cáo và sử dụng chúng trên các trang web mình không thường truy cập để đảm bảo mua sắm an toàn.
Ngoài ra, hãy chắc chắn để giữ cho trình duyệt web luôn được cập nhật. Một bản vá bảo mật được cài đặt kịp thời có thể sẽ ngăn chặn bạn trước nguy cơ thảm họa.
4. Không đăng ký bất kỳ chương trình khách hàng thân thiết nào:
Ngay cả khi được “mời chào” sẽ giảm giá mạnh, bạn cũng không nên đăng ký bất kỳ chương trình khách hàng thân thiết nào để tránh trường hợp dữ liệu của bạn sẽ bị bán cho các bên thứ ba.
Nếu các trang web muốn có bất cứ thông tin người dùng nào ngoài những gì cần thiết để mua hàng, bạn nên cân nhắc chính sách bảo mật của trang web trước khi đưa ra bất kỳ điều gì, thậm chí khi trang web có hỗ trợ chính sách bồi thường đối với việc trộm cắp dữ liệu cá nhân.
5. Cài đặt thêm lớp bảo mật bổ sung:
Việc thiết lập thêm lớp bảo mật bổ sung cho thiết bị vào các ngày hội mua sắm là vô cùng cần thiết.
Khi đặt bộ lọc bảo mật, nếu bạn nhấp vào một liên kết độc hại hoặc cố gắng mở một trang web có vấn đề, nó sẽ dừng lưu lượng truy cập ngay và cho bạn biết điều gì đang xảy ra.
6. Dùng các trình quản lý mật khẩu:
Thay đổi mật khẩu ngay sau khi mua sắm là một ý tưởng hay, nhưng tốt hơn là bạn nên quản lý mật khẩu để duyệt web an toàn hơn.
Bạn có thể ghi nhớ mật khẩu theo cách riêng, hoặc dựa vào các trình quản lý mật khẩu đã được kiểm định.
7. Không mua sắm trên Wi-Fi công cộng:
Wi-Fi công cộng luôn tiềm ẩn nguy cơ tấn công an ninh mạng, giúp hacker dễ dàng thực hiện các cuộc tấn công trung gian, dẫn đến hành vi trộm cắp thông tin đăng nhập, thông tin thẻ tín dụng và các thông tin cá nhân khác.
Nếu bạn phải sử dụng Wi-Fi công cộng để mua sắm trực tuyến, hãy đảm bảo đó là mạng buộc phải đăng nhập.
Điều đó vẫn sẽ không an toàn như mua sắm tại nhà, nhưng ít ra vẫn tăng thêm độ bảo mật cho bạn.
8. Luôn tìm HTTPS trước khi mua sắm:
HTTP là tiền tố mà tất cả người dùng Internet quen thuộc và nếu bạn thấy thêm chữ “S” ở cuối HTTP, điều đó có nghĩa là bạn được kết nối an toàn với trang web.
Nếu URL của trang web bạn định mua sắm không có tiền tố HTTPS, đừng mua sắm ở đó.
Google Chrome và các trình duyệt web khác hiện nay đã gắn cờ các trang web HTTP, vì vậy việc nhận thấy thiếu HTTPS trên các trang web sẽ dễ dàng phát hiện ra.
Việc thiếu HTTPS có thể cho biết rằng trang web bạn đang truy cập đã lỗi thời, không đảm bảo giao thức bảo mật mới, hoặc có thể cho biết rằng bạn đang truy cập vào trang web mạo danh một cửa hàng trực tuyến hợp pháp.