Có nên tắt máy tính thường xuyên hay không? Việc làm này gây hại hay có lợi? Đó vẫn luôn là câu hỏi lớn đối với những người sử dụng máy tính, không phân biệt là laptop hay PC.
Không có điều gì là hoàn toàn chắc chắn cả, nhưng chúng tôi xin đưa ra cho một vài điểm ưu và khuyết của việc nên hay không nên tắt máy, từ đó bạn sẽ biết mình cần làm gì.
» Xem thêm: Những thói quen gây hại cho máy tính Windos
Khi bạn tắt máy tính:
– Ưu điểm:
- Tiết kiệm điện: Tất nhiên là như vậy rồi.
- Máy tính ít bị lỗi: Việc bạn khởi động lại máy sẽ giúp giữ cho máy luôn được ở trạng thái mới nhất, tốt nhất. Máy sử dụng trong một thời gian dài hay xảy ra tình trạng bị chậm, đơ,… do bộ nhớ RAM bị chiếm dụng, mở nhiều phần mềm nên khởi động lại máy trong lúc này là cần thiết.
- Không gây tiếng ồn: Máy vẫn hoạt động thì sẽ vẫn nhận được email, thông báo từ Facebook và sẽ gây ra một vài âm thanh mà chắc chắn bạn sẽ chẳng thích thú gì khi đang nghỉ ngơi đâu, đó là chưa kể đến tiếng quạt tản nhiệt, tiếng ổ cứng,… Chỉ cần bạn tắt máy thì mọi âm thanh chấm dứt.
- Máy bền hơn: Làm việc ít hơn, thời gian hoạt động ít hơn thì các bộ phận của thiết bị cũng vì thế mà ít hao mòn hơn, nên máy sẽ bền hơn và thời gian sử dụng cũng sẽ lâu hơn.
– Nhược điểm:
- Bất tiện: Trong những lúc gấp gáp, việc bạn phải ngồi chờ từ 30 giây đến 1 phút để khởi động lại máy sẽ rất dễ nổi cáu. Rồi sau mỗi khi khởi động lại máy bạn sẽ phải mở lại những phần mềm, chương trình mình hay sử dụng, hay những trang web được xem trước đó, điều này chúng tôi nghĩ cũng không hề thoải mái chút nào.
- Lãng phí điện năng: nghe có vẻ vô lý nhưng bạn biết đấy, cho dù bạn có tắt máy tính một cách hoàn toàn đi chăng nữa thì nó vẫn tốn điện, lượng điện đó được truyền từ trong ổ cắm điện ra các dây dẫn, lượng điện này rất ít nhưng vẫn là tốn. Bạn có thể cân nhắc thiệt hơn về vấn đề này so với việc để máy chạy thường xuyên.
- Sử dụng Hibernate: Thay vì bạn Shutdown máy tính thì bạn có thể sử dụng chức năng Hibernate của Windows hoặc Safe Sleep của Mac. Đều là những chức năng tắt máy nhưng nó sẽ lưu lại toàn bộ trạng thái làm việc trước đó của máy tính.
Khi bạn không tắt máy tính:
– Ưu điểm:
- Nhanh chóng và tiện lợi: Chỉ cần 1 nút bấm thôi là bạn đã có thể làm việc ngay trên máy tính mà không cần mất thời gian chờ đợi. Những công việc mà bạn đang còn dang dở vẫn được giữ nguyên vị trí ở đó và luôn sẵn sàng để tiếp tục làm việc bất kỳ lúc nào.
Ngoài ra, nếu bạn để máy hoạt động liên tục, không tắt máy, không chuyển qua chế độ Sleep thì bạn có thể kết nối và dùng điện thoại/ máy tính khác để truy xuất dữ liệu trong laptop mọi lúc mọi nơi.
- Tự động thực hiện một số nhiệm vụ: ví dụ như sao lưu dữ liệu, chống phân mảnh ổ cứng, tải phim,… là những việc làm cần nhiều thời gian và bạn không thể ngồi để đợi mãi được, vì thế mà để máy vẫn hoạt động và vẫn tiếp tục thực hiện nhiệm vụ là một cách hay.
- Dùng làm máy chủ, server: Chiếc máy tính được chạy liên tục dùng để làm máy chủ truy xuất dữ liệu hay chạy một website là một tiêu chuẩn hoàn hảo. Đó sẽ là nơi lưu trữ tất cả dữ liệu của bạn, chỉ cần nó luôn được mở thì bạn luôn có thể truy cập vào và lâu bất kỳ dữ liệu nào mà bạn cần ở mọi nơi.
– Nhược điểm:
- Tốn tiền điện: Máy vẫn hoạt động tức là vẫn tiêu thụ năng lượng điện, dù bạn có đang đặt nó ở chế độ Sleep thì nó vẫn đang tiêu tiền của bạn. Bạn sẽ có khả năng chi trả khoản tiền này chứ?
- Không quen khi phải khởi động lại máy: nếu chẳng may một lúc nào đó bạn phải khởi động lại máy, bạn phải ngồi chờ đợi thay vì trước đây, chỉ cần bấm nút là làm được việc liền, bạn có thoải mái nổi không?
Từ những điều mà chúng tôi vừa nêu ra trên đây, có lẽ bạn cũng đã biết được mình nên làm gì và không nên làm gì rồi phải không nào. Bài viết này hy vọng có thể giúp cho công việc của bạn tiến triển một cách tốt đẹp hơn.