Điện thoại bị nóng lên đang là một vấn đề đáng lo sợ đối với những người sử dụng. Để dập tắt nỗi sợ này, chúng ta cùng đi tìm hiểu ngọn ngành và giải pháp cho vấn đề này nhé.
» Xem thêm: Giảm nguy cơ mắc bệnh với chiếc điện thoại di động
Do sạc pin:
Trong lúc sạc bạn cầm vào điện thoại rất nóng, nhất và ở phần gần chốt sạc. Bạn không cần lo lắng quá đâu nhé, vì trong khi sạc các phân tử điện được trao đổi và nạp vào pin nên xảy ra hiện tượng này. Nhưng bạn cũng nên chú ý không được vừa sạc vừa dùng đâu nhé. Rất nguy hiểm đó. Hãy đợi đến khi pin được sạc đầy thì bạn rút ra và sử dụng bình thường thôi.
Do chạy phần mềm:
Các phần mềm tiêu tốn quá nhiều năng lượng như WiFi, Bluetooth, hay cùng lúc bật nhiều ứng dụng lên cũng dễ khiến điện thoại bị nóng lên. Việc bạn cần làm là phải tắt những phần mềm không sử dụng đến hoặc cần thiết có thể gỡ luôn cho nhẹ máy, để khi hoạt động máy không phải chú ý quá nhiều đến những phần mềm khác.
Do cường độ hoạt động lớn:
Nếu bạn làm việc quá sức và không được nghỉ ngơi cũng sẽ bị sốt, bị bệnh, điện thoại cũng vậy. Hoạt động với công suất lớn cũng dễ khiến điện thoại bạn bị nóng lên, dễ ảnh hưởng đến những linh kiện mỏng manh trong điện thoại.
Do Main:
Ngoài phần mềm thì phần cứng trong Main bị lỗi cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng không hay này của máy điện thoại, và những lỗi này thường liên quan đến thiết kế của nhà sản xuất, bạn không thể làm gì hơn ngoài việc sử dụng các phụ kiện chính hãng kèm theo như cáp sạc, sử dụng nhiều loại sạc cũng không tốt cho điện thoại.
Do bụi bẩn:
Lâu ngày bạn không vệ sinh chiếc điện thoại của mình nên bụi bám trong các linh kiện nhiều, làm cản trở sự hoạt động bình thường của máy, máy không thể tỏa nhiệt tốt được. Bạn nên đưa máy đi vệ sinh thì tình trạng này sẽ được cải thiện ngay.
Ngoài ra, việc bạn đeo bao, ốp lưng cho điện thoại quá lâu hoặc đeo trong khi sạc cũng là nguyên nhân khiến máy điện thoại của bạn cứ bị nóng lên, bạn cũng đừng quên thường xuyên giải phóng điện thoại khỏi những bộ “áo giáp” của nó nhé.