Những thói quen gây hại cho máy tính của bạn như sử dụng card đồ họa ngốn năng lượng, không thường xuyên cập nhật các phần mềm máy tính, không vệ sinh hay tải dữ liệu không có nguồn gốc rõ ràng sẽ gây hại cho chiếc máy tính Windows của bạn đó.
Tuy nhiên do thiếu kiến thức về máy tính nên bạn đã có những thói quen gây ảnh hưởng không nhỏ tới chiếc máy tính của bạn. Vậy những thói quen gây hại cho máy tính là gì? Bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay dưới đây nhé!
» Xem thêm: Sử dụng laptop đúng cách bạn đã biết chưa?
Không cập nhật phiên bản mới cho hệ điều hành:
- Cứ mỗi lần cập nhật phiên bản mới lại phải mất khá nhiều thời gian để chờ đợi, vì thế mà nhiều người ngại cập nhật, chính vì vậy đã vô tình mở lối cho virus đột nhập. Nếu không được vá kịp thời, sẽ gây nguy hại cho laptop của bạn.
- Trong đó phải kể đến hệ điều hành Windows XP là hệ điều hành đã cũ và thường có nhiều lỗ hổng hơn, theo báo cáo từ Microsoft Security Intelligence Report hiện có khoảng 4% những máy tính sử dụng Windows XP bị nhiễm mã độc trầm trọng dù đã dùng phần mềm diệt virus.
- Bên cạnh sử dụng phần mềm diệt virus, bạn cũng đừng ngần ngại mà nâng cấp hệ điều hành cho máy, vừa hoạt động tốt hơn lại vừa giảm thiểu rủi ro bị hacker tấn công, bạn có thể làm việc này vào buổi tối hoặc hẹn lịch cập nhật.
Không cập nhật phiên bản mới cho các phần mềm lỗi thời:
- Bên cạnh việc cập nhật phiên bản mới cho hệ điều hành thì bạn cũng nên thường xuyên cập nhật những phần mềm đã cũ, đó có thể là cánh cửa bí mật dành cho những hacker có ý đồ xấu muốn đánh cắp dữ liệu của bạn.
- Có không ít trường hợp người dùng bị tấn công do các lỗ hổng bảo mật của Java, Flash,… thế nên đừng thờ ơ với việc cập nhật phiên bản mới cho những phần mềm này nhanh lên đi.
Gỡ bỏ lá chắn User Account Control (UAC):
- UAC là ứng dụng giúp người dùng quản lý, là lá chắn hữu hiệu giúp giám sát những thay đổi trái phép trong hệ thống máy tính.
- Nếu có bất kỳ sự bất bình thường nào xảy ra từ các phần mềm, ứng dụng và tài khoản người dùng mà chưa có sự đồng ý của quản trị Administator thì UAC sẽ hiện thông báo và ngăn chặn.
- Tuy nhiên do sự thiếu hiểu biết hoặc ngại phiền phức nên phần lớn người dùng đã chọn phương án là tắt UAC đi, nhưng chính hành động này lại là chính bạn từ mất cảnh giác với chính mình, khi có phần mềm ẩn hay mã độc nào diễn ra trong máy tính của bạn thì UAC sẽ không thể phát hiện và ngăn chặn nó được.
Sử dụng phần mềm bẻ khoá:
- Là chuyện bình thường như cơm bữa vì nếu sử dụng phần mềm bản quyền thì người dùng phải trả một mức chi phí khá cao và không ai vui vẻ với chuyện này trong khi họ có thể tải phần mềm từ trên mạng về và bẻ khóa để sử dụng.
- Nhưng đó là với những phần mềm bẻ khóa an toàn, vẫn còn đó những phần mềm độc hại do kẻ xấu tạo ra, trong đó chứa những mã độc, nếu bạn cài vào laptop của mình sẽ bị đánh cắp các dữ liệu mật.
Không dùng chương trình diệt virus:
- Làm sao mà bạn vẫn thoải mái sử dụng khi chưa mặc áo giáp cho thiết bị của mình được chứ.
- Các nhà cung cấp luôn khuyên bạn phải cài đặt phần mềm diệt virus để quét sạch chúng khỏi thiết bị của bạn. Hiện có nhiều chương trình diệt virus được phát triển như Kaspersky, Avast,…
Nhấn đúp chuột trên web:
- Có thể người dùng thường không cố ý nhưng đôi khi vẫn vô tình thực hiện thao tác này. Ngỡ là vô hại nhưng bạn biết đấy, hiện nay có nhiều trang web độc hại lợi dụng hiện tượng này đễ đặt bẫy người dùng và lây nhiễm những đoạn mã độc.
- Không phải là tất cả các trang web đều vậy, thế nên bạn hãy bỏ thói quen không tốt này nhé hoặc là hãy cẩn thận hơn với những cú nhấp chuột của mình. Khi truy cập vào một trang web bất kỳ, hãy cẩn trọng với những đường link để xem chúng dẫn bạn đến đâu.
Rút gọn link:
- Những đường link gốc thường dài và khó chia sẻ nên những trang web như bit.ly, goo.gl ra đời để rút ngắn đường link hơn.
- Tuy nhiên, bên cạnh cái lợi đó là chính vì sự thay đổi khiến người dùng khi nhìn vào đường link, họ không biết rõ nó sẽ đưa mình đi đâu và liệu có kèm mã độc hay không.
Sử dụng mạng Wi-Fi mở, không bảo mật:
- Người dùng nên chuyển sang kiểu mã hóa WPA2 thì sẽ tốt hơn nếu không cài bảo mật hay chỉ được mã hóa WEP lỗi thời sẽ khiến thiết bị của người dùng dễ bị hacker xâm nhập hơn.
Chỉ dùng một mật khẩu cho nhiều website:
- Nhiều người cứ nghĩ dùng nhiều tài khoản bắng 1 mật khẩu sẽ dễ nhớ hơn, khỏi phải gặp tình trạng nhớ mật khẩu cho tài khoản này thành mật khẩu của tài khoản khác, nhưng đây lại là thói quên xấu làm hại đến tài sản của chính bạn.
- Nếu hacker muốn đánh cắp tài khoản của bạn thì họ chỉ phải đau đầu một lần thôi. Điều này còn nguy hiểm hơn cả việc bạn đặt một mật khẩu đơn giản.
Tải dữ liệu không có nguồn gốc rõ ràng:
- Hãy nói không với những điều không đáng tin cậy. Đừng nhấp vào những dòng chữ “Download here” hay “Nhấp để tải” một cách tùy tiện, ở đó có thể là nơi ẩn náu của những kẻ xấu đấy.
- Thông thường, khi bạn nhấp vào nút Download giả mạo thì nó sẽ mở ta hàng tá các trang pop-up quảng cáo. Còn nguy hiểm hơn là trong một số trường hợp, người dùng bị chuyển hướng đến một website giả mạo Facebook, Twitter và yêu cầu bạn đăng nhập vào đó để hacker thu thập mật khẩu.