Thử nghiệm 5G tại TP.HCM vào đầu năm 2019

Thử nghiệm 5G tại TP.HCM vào đầu năm 2019 được Bộ TT&TT đang chuẩn bị các thủ tục cần thiết. Cho đến thời điểm này, Viettel và MobiFone đã lên tiếng xin cấp phép thử nghiệm 5G.

Bộ TT&TT cho rằng, Việt Nam muốn bật lên trong cách mạng 4.0 thì phải phát triển 5G và phải nằm trong Top đầu thế giới về triển khai công nghệ này.

»  Xem thêm: Triển khai thử nghiệm 5G Viettel là nhà mạng tiên phong

Thử nghiệm 5G tại TP.HCM vào đầu năm 2019
Thử nghiệm 5G tại TP.HCM vào đầu năm 2019

Thử nghiệm 5G tại TP.HCM vào đầu năm 2019:

Ông Tào Đức Thắng, Phó Tổng giám đốc Viettel cho biết:

Trên thế giới, một số nước như Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc dự kiến năm 2019 hoặc 2020 sẽ triển khai 5G.

Nếu chúng ta thử nghiệm triển khai 5G vào năm 2019 thì Việt Nam sẽ là 1 trong những nước đi đầu.

Lợi ích của 5G bao gồm ứng dụng cho một chuỗi công nghệ trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, phục vụ cho việc kết nối, tự động hóa, đường truyền tốc độ cao, độ trễ thấp, giải quyết được nhiều các hạn chế hiện nay của những công nghệ cũ.

Ông Tào Đức Thắng nói:

Viettel sẽ tham gia thử nghiệm theo lộ trình mà Bộ TT&TT đưa ra. Cuộc thử nghiệm đòi hỏi những hạ tầng như cáp quang, các trạm phát sóng, chúng tôi đã có sự chuẩn bị từ sớm.

Giống như khi chuẩn bị triển khai mạng 4G, Viettel có lợi thế nhiều mạng cáp quang rộng khắp đến cả những vùng sâu vùng xa.

Chúng tôi mong rằng sẽ sớm có thông tin về tần số để Viettel và các nhà mạng khác có sự chuẩn bị về thiết kế, thiết bị phù hợp nhằm đáp ứng tần số mà Bộ TT&TT dự kiến sử dụng cho 5G.

Viettel sẽ tham gia thử nghiệm theo lộ trình mà Bộ TT&TT đưa ra
Viettel sẽ tham gia thử nghiệm theo lộ trình mà Bộ TT&TT đưa ra

Ông Tào Đức Thắng còn cho biết:

Viettel cũng đã phối hợp với các nhà cung cấp để nghiên cứu, tự sản xuất các thiết bị 5G. 5G không đơn thuần là trạm thu phát sóng 5G mà còn bao gồm hệ thống mạng lõi để hỗ trợ cho 5G, thiết bị đầu cuối 5G.

Ví dụ, nếu chúng ta chỉ có máy đầu cuối 3G thì sẽ không dùng được 4G. Vì vậy để có được mạng hoàn chỉnh, chúng ta cần thiết bị đầu cuối, các thiết bị thu phát sóng 5G, hệ thống đường truyền, kết nối giữa trạm và tổng đài.

 5G không đơn thuần là trạm thu phát sóng mà còn bao gồm hệ thống mạng lõi
5G không đơn thuần là trạm thu phát sóng mà còn bao gồm hệ thống mạng lõi

Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng:

Bản chất công nghệ 5G là để phục vụ cho IoT, giúp kết nối data giữa vật với vật. Bởi vậy, cần phải tham khảo ý kiến của các doanh nghiệp IoT khi quy hoạch phát triển công nghệ này.

Bộ trưởng cũng cho rằng, Việt Nam muốn bật lên trong cách mạng 4.0 thì phải phát triển 5G.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói:

Năm 1990, thế giới xuất hiện công nghệ 2G thì chỉ 3 năm sau, năm 1993, Việt Nam đã khai trương mạng điện thoại di động công nghệ số 2G.

Năm 2000, thế giới xuất hiện công nghệ 3G, nhưng phải đến năm 2010, tức là 10 năm sau cả ba nhà mạng lớn nhất mới khai trương mạng điện thoại di động 3G. Khi 4G xuất hiện thì lại có câu chuyện tương tự.

Đến nay, năm 2018, tức là 8 năm sau khi thế giới xuất hiện công nghệ 4G, chúng ta vẫn chưa cấp được tần số mới để làm 4G. Mạng 4G mà các nhà mạng khai trương năm 2017 là do dồn dịch tần số 2G. Sớm chấp nhận công nghệ 2G và thúc đẩy cạnh tranh, mạng di động Việt Nam đã từng vào top 20 thế giới.

Tuy nhiên, khi chuyển sang công nghệ 3G, 4G vì sự đi sau về công nghệ và thiếu nhân tố cạnh tranh mới mà viễn thông của Việt Nam đang xếp hạng ở thứ 100.

Về mật độ thuê bao di động băng rộng, năm 2017, ITU xếp Việt Nam đứng thứ 115/193 quốc gia và vùng lãnh thổ, tức là dưới trung bình của thế giới.

Đánh giá về công nghệ 5G đang tới, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng:

Đây là cơ hội để Việt Nam thay đổi thứ hạng. Muốn thay đổi thứ hạng thì phải đi đầu. Chưa đi đầu được trên phạm vi toàn quốc thì đi đầu ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Bộ TT&TT chủ trương cấp tần số 5G để thử nghiệm từ năm 2019 và đến năm 2020, khi thế giới bắt đầu triển khai 5G thì Việt Nam sẽ là những nước đầu tiên triển khai 5G.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh:

Mạng 5G là hạ tầng kết nối vạn vật – hạ tầng quan trọng nhất của cách mạng công nghiệp 4.0.

Việt Nam muốn đi đầu trong cách mạng 4.0 thì mạng 5G phải đi trước và đi đầu. Mạng lưới phải có trước, hạ tầng kết nối phải có trước.

Đầu tư trước kinh doanh sau, đây phải là triết lý kinh doanh của tất cả các nhà mạng. Mạng 5G cho kết nối vạn vật của Việt Nam phải vào loại tốt nhất trên thế giới. Số lượng trạm BTS cho 5G sẽ phải lớn hơn rất nhiều so với các công nghệ trước đó.

Do vậy, dùng chung hạ tầng, chia sẻ hạ tầng viễn thông với các hạ tầng điện, nước, giao thông là rất quan trọng để giảm chi phí xã hội.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá về công nghệ 5G đang tới
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá về công nghệ 5G đang tới

Check Also

Đăng ký 5G Viettel Thành phố Cà Mau

Công nghệ 5G có tốc độ truy cập internet mượt mà. Đăng ký 5G Viettel …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *